Cách sử dụng nước ion kiềm cho trẻ

Theo các chuyên gia, nước ion kiềm cũng có những lợi ích đối với trẻ em y như với người lớn, bao gồm cả việc cân bằng lượng axit – kiềm trong máu, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng nước ion kiềm cho trẻ em vẫn sẽ có một vài khác biệt so với người lớn. Do đó, mà bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng nước ion kiềm cho bé.

Một số trường hợp không sử dụng nước ion kiềm

Không bao giờ được sử dụng nước ion kiềm để pha sữa cho bé, đó là điều đầu tiên mà các bố mẹ nên biết. Nước kiềm có thể làm công thức của sữa bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, chỉ nên dùng nước trung tính với độ pH 7.0 để pha sữa hoặc nấu cháo cho trẻ. Bố mẹ cũng nên lưu ý khi chọn mua máy lọc nước ion kiềm cho gia đình, nên chọn dòng máy có chế độ nước này để các bé có thể sử dụng.

Cũng vì nước ion kiềm có thể làm thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc, nên bố mẹ tuyệt đối không sử dụng nước ion kiềm có pH >7.0 để cho trẻ uống thuốc. Nếu bé đã uống nước ion kiềm, bố mẹ nên đợi 40 phút sau mới nên cho bé uống thuốc bằng nước thông thường.

Bố mẹ cũng không nên cho bé uống nước ion kiềm trong bữa ăn, do nước ion kiềm có tính trung hòa axit, mà axit lại cần thiết đối với quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó để tránh tình trạng bé bị các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, … bố mẹ chỉ nên cho bé uống nước ion kiềm trước và sau bữa ăn 40 phút.

Đối với trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi, chỉ nên sử dụng nước ion kiềm ở mức thấp nhất với pH từ 8.0 – 8.5, và chỉ nên cho trẻ uống 30ml mỗi lần.

Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, bố mẹ có thể cho bé uống nước ion kiềm có độ pH 8.5 – 9 để bù nước và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Ở độ tuổi này, bé có thể uống 2 ít nước ion kiềm mỗi ngày, nhưng bố mẹ không được quên chỉ nên cho trẻ uống trước và sau bữa ăn 40 phút.

Từ 5-12 tuổi, bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn và có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, bố mẹ nên duy trì nước ion kiềm ở mức pH 8.5 – 9 để bù nước và hỗ trợ sức khỏe cho bé. Đối với các bé năng động hơn và thường xuyên hoạt động thể thao thì có thể bổ sung nước ion kiềm ở mức pH 9.5.

Ở độ tuổi từ 12-18 tuổi, bé đã bắt đầu trưởng thành, tiếp xúc xã hội nhiều hơn và thậm chí có thể sẽ phải trải qua những căng thẳng, áp lực đầu tiên trong đời. Do đó mà bố mẹ có thể bổ sung nước ion kiềm có độ pH 9.5 – 9.7, với khoảng 4-6 ly mỗi ngày cho trẻ.

Lưu ý bảo quản máy lọc nước thường xuyên

Bên cạnh đó thì việc vệ sinh và bảo quản máy lọc nước ion kiềm cũng nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động tốt, cho ra nguồn nước ổn định và an toàn cho bé.

  • Vệ sinh các tấm điện cực định kỳ

Các tấm điện cực là bộ phận quan trọng nhất giúp phân tách và tái cấu trúc các phân tử nước, để tạo ra nguồn nước ion kiềm giàu vi khoáng cho cơ thể. Các khoáng chất tự nhiên như Canxi, Magie, … trong quá trình điện phân có thể bám lên bề mặt các tấm điện cực. Lâu ngày tích tụ thành mảng bám sẽ cản trở quá trình điện phân, khiến máy lọc nước ion kiềm không thể hoạt động hiệu quả như ban đầu, ảnh hưởng đến nguồn nước đầu ra. Do đó mà bố mẹ nên lưu ý vệ sinh các tấm điện cực định kỳ để đảm bảo có thể tạo ra nguồn nước tốt nhất cho các bé.

  • Chú ý xả nước ion axit mỗi sáng

Giống như các tấm điện cực, vòi ống nước cũng rất dễ bị các vi khoáng bám thành mảng, lâu ngày sẽ làm giảm công suất lấy nước đầu ra, thậm chí lâu dần còn có nguy cơ tắc đường ống, gây ảnh hưởng đến buồng điện phân cũng như các bộ phận khác trong máy. Do đó, mỗi buổi sáng bố mẹ nên xả nước ion axit để làm trôi các mảng bám kết tủa trên thành của vòi nước.

  • Sử dụng bộ lọc thô cho máy lọc nước ion kiềm

Các máy lọc nước ion kiềm chỉ được trang bị một lõi lọc tinh để lọc sạch vi khuẩn và chất bẩn trong nước. Cho nên đối với những nguồn nước đầu vào không đạt chuẩn, để cho an toàn thì bố mẹ nên sử dụng một bộ lọc thô để lọc trước một phần tạp chất và vi khuẩn ở nguồn nước đầu vào. Như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng cho lõi lọc tinh và giúp nâng cao tuổi thọ của máy.

Nếu không sử dụng bộ lọc thô để lọc bớt nguồn nước đầu vào, thì khả năng lõi lọc tinh sẽ phải hoạt động nhiều hơn, khiến bộ phận này nhanh bị nghẽn màng lọc, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ion kiềm ở đầu ra.

  • Thay lõi lọc tinh

Như đã đề cập ở trên, việc lõi lọc tinh bị ảnh hưởng bởi các cặn bám sẽ dễ khiến lõi lọc bị hư hỏng. Nếu vấn đề trên xảy ra thì việc thay lõi lọc tinh là điều không tránh khỏi.

Ngoài ra thì để đảm bảo nguồn nước đầu ra luôn an toàn cho bé, bố mẹ nên thay lõi lọc tinh định kỳ 9 – 12 tháng. 

  • Kiểm tra chất lượng nước định kỳ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bố mẹ nên kiểm tra chất lượng nước định kỳ của máy lọc nước ion kiềm. Đây là vấn đề mà ít gia đình chú trọng đến, tuy nhiên bởi vì chúng ta không thể biết được chính xác chất lượng nước được tạo ra bởi máy lọc sau một thời gian sử dụng có đảm bảo được như ngày đầu tiên không. Nên khuyến khích bố mẹ kiểm tra chất lượng nước 6 tháng một lần bằng cách kiểm tra độ pH của nước.

Bố mẹ cũng có thể yêu cầu đại lý bán hàng hỗ trợ kiểm tra các chỉ số trong nước như chỉ số Hydrogen, pH, ORP, … Nếu các chỉ số này ít chênh lệch so với ban đầu thì chứng tỏ máy lọc nước ion kiềm nhà bạn vẫn đang hoạt động tốt. Tại Vitamia, ngoài việc phân phối chính hãng các sản phẩm máy lọc nước Kangen chất lượng, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề khác liên quan đến máy lọc nước và nguồn nước điện giải nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Lời kết

Sử dụng nước ion kiềm cho trẻ em cũng rất tốt, tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu để biết cách sử dụng an toàn và hiệu quả cho bé, giúp bé có được sức khỏe và phát triển toàn diện. Với những thông tin trên đây, hi vọng bố mẹ có thể tránh được nhiều sai lầm không đáng có trong quá trình sử dụng nước ion kiềm, đồng thời biết cách bảo quản máy lọc nước ion kiềm để tạo nguồn nước tốt cho sức khỏe của bé và gia đình.