Trong cuộc sống hằng ngày, có một tiến trình không thể tránh khỏi đó là quá trình oxy hóa: từ môi trường, thực phẩm,… thậm chí là cơ thể chúng ta cũng xảy ra quá trình oxy hóa. Vậy quá trình oxy hóa là gì? Điều này tác động như thế nào đến sức khỏe con người? Maylocnuockangen.com xin được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Quá trình oxy hóa là gì?
Oxy hóa là một quá trình bình thường và cần thiết diễn ra trong cơ thể. Quá trình oxy hóa là sự mất đi các điện tử hoặc sự tăng trạng thái oxy hóa gây ra bởi một phân tử, nguyên tử, hoặc ion. Sự oxy hóa xảy ra khi trạng thái oxy hóa của một phân tử, nguyên tử hoặc ion tăng lên. Chất có khả năng oxy hóa các chất khác (làm cho chúng mất các điện tử) được gọi là chất oxy hóa. Chất oxy hóa cũng là một cách gọi khác của gốc tự do.
Gốc tự do sản sinh như thế nào
Gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có số một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định, dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào. Các electron độc thân này luôn sẵn sàng để kết hợp với một electron tự do của một nguyên tử khác để tạo một liên kết. Khi vào cơ thể con người, gốc tự do vì chưa tạo được thành cặp, không cân bằng về điện tử do đó nó rất bất ổn, dễ dàng tạo ra phản ứng chiếm đoạt điện tử của các phân tử khác để về trạng thái ổn định, nhưng lại biến các nguyên tử hoặc các phân tử này trở thành gốc tự do, làm cho cấu trúc tế bào bị thay đổi và bị phá vỡ, từ đó lần lượt tiếp tục tạo ra chuỗi gốc tự do mới theo phản ứng dây chuyền gây rối loạn hoạt động bình thường của các tế bào (gọi là quá trình oxy hóa). Các gốc tự do có hoạt tính rất mạnh nếu tăng quá mức sẽ gây ra những tổn thương đến tế bào, làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Gốc tự do liên tục được sản sinh trong chuỗi phản ứng trong cơ thể và các tác động từ bên ngoài. Một số các gốc tự do được tạo ra trong các tiến trình bình thường của cơ thể như hít thở, tập thể dục và tiêu hóa thực phẩm. Một số khác là do tác động từ môi trường như: khói thuốc lá và các chất ô nhiễm trong không khí, nước và thực phẩm.
Tác động của các gốc tự do đối với cơ thể
Các gốc tự do thường được cho là có hại cho cơ thể thực ra cũng đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể con người. Một số gốc tự do được sản sinh có vai trò loại bỏ các vi khuẩn, vi rút, nấm mốc xâm nhập vào cơ thể, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, khi các gốc tự do phát triển quá mức chúng sẽ phá hủy màng tế bào và DNA trong tế bào. Bởi vì cơ chế hoạt động liên tục, tạo ra chuỗi như “hiệu ứng domio” kể trên của các gốc tự do, dẫn đến việc nếu một tế bào bị tổn thương nghiêm trọng sẽ kéo theo nhiều tế bào khác bị oxy hóa một cách nhanh chóng. Cho nên, gốc tự do được biết đến là tác nhân gây ra rất nhiều tổn hại cho sức khỏe con người như phá vỡ cấu trúc gen trong tế bào, là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư…
Mặc dù, trong cơ thể con người luôn tồn tại theo hệ thống cân bằng giữa quá trình tạo ra các gốc tự do (quá trình oxy hóa) và quá trình sản sinh ra các chất chống oxy hóa. Cơ thể chúng ta được trang bị các enzyme có chức năng chống oxy hóa dùng để trung hòa các gốc tự do khi chúng tăng lên quá mức. Tiêu biểu trong số đó chính là enzyme “SOD” (Super-oxide dismutase). Tuy nhiên, nếu sự sản sinh enzyme “SOD” và sự phát triển của các gốc tự do diễn ra mất cân bằng thì quá trình oxy hóa của cơ thể sẽ diễn ra nhanh chóng và mất kiểm soát, điều này sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất là: bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan….
Các tác nhân gây mất cân bằng oxy hóa của cơ thể
Như đã nêu trên, quá trình oxy hóa diễn ra ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động của cơ thể cho đến từng tế bào. Các gốc tự do cũng liên tục sản sinh ra trong quá trình đó. Có một số nguyên nhân làm sự sản sinh gốc tự do nhanh hơn các chất có chức năng chống oxy hóa dẫn đến sự mất cân bằng quá trình oxy hóa trong cơ thể, đó là: + Môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc, chất độc hại, hóa chất, nhiễm xạ…
+ Trạng thái giảm trữ lượng Antioxydant trong tế bào: Do cao tuổi, do thiếu cung cấp antioxydant qua thức ăn.
+ Thói quen sinh hoạt: Các căng thẳng tinh thần, thể chất: lao động quá sức, lo lắng, áp lực, buồn, sợ…
+ Nguồn thức ăn, nước uống nạp vào cơ thể: Chúng ta thường có thói quen ăn uống các món có tỷ lệ chất béo quá cao trong khẩu phần ăn gây rối loạn chuyển hóa lipid, thừa năng lượng, thiếu nhiều loại vitamin: B, PP, C, A, E, thiếu Acid amin thiết yếu, các loại thực phẩm không an toàn, thực phẩm đã bị oxy hóa; hấp thụ quá nhiều sắt, magie, đồng hoặc kẽm…
Cơ chế tự chống oxy hóa của cơ thể
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Cơ thể sử dụng chất chống oxy hóa để ổn định các gốc tự do, tránh cho chúng gây hại cho các tế bào khác. Cơ thể chúng ta luôn được thiết lập trạng thái cân bằng nên ở một mức nào đó, chất chống oxy hóa có thể bảo vệ và ngăn chặn những thiệt hại gây ra bởi quá trình oxy hóa. Để tránh sự gia tăng quá mức của gốc tự do gây hại cho tế bào và cân bằng lại sự hình thành gốc tự do thì cơ thể cũng có những cơ chế gây phá hủy các gốc tự do, đó là những enzym có sẵn trong tế bào (glutathione reductase, glutathione peroxidase…) hay các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym như vitamin A, E, C, coenzyme Q, beta caroten, selen… Ngoài ra, các chất oxy hóa còn là các dưỡng chất tự nhiên trong thực phẩm, nhất là trong các loại rau cải và trái cây có màu sậm và màu sắc sáng. Một chất chống oxy hóa có thể là một khoáng chất, hoặc một chất hóa sinh thực vật (một chất có tự nhiên trong thực vật).
Biện pháp bổ sung chất chống oxy hóa
Thức ăn, nước uống là thứ mà chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày, vì vậy, chúng ta cần hết sức cẩn thận lựa chọn. Nếu không, gốc tự do sẽ theo con đường ăn uống tấn công vào cơ thể. Hơn nữa, trong các thức ăn bẩn, thức ăn bị oxy hóa, hầu như enzyme đã bị mất hết hoặc chỉ còn một lượng rất nhỏ, vì vậy cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng enzyme để trung hòa cơ thể, kết quả là sinh ra bệnh tật. Ngược lại, nếu ăn các thức ăn tươi mới có chứa nhiều enzyme, cơ thể sẽ không tạo ra các gốc tự do dư thừa, đồng thời cũng ngăn chặn được việc cạn kiệt các enzyme, do đó năng lượng sống được nâng cao hơn nữa.
Vì vậy, cần phải tránh xa những loại thức ăn bẩn, nhiễm chất hóa học, chứa nhiều dầu mỡ… hoặc các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt… Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, nhưng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả đặc biệt giàu chất này, bao gồm: Rau (bông cải xanh, ớt chuông, rau bina); trái cây (cam, táo, các loại quả mọng); ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt); các loại đậu (đậu đỏ, …); các loại hạt (quả óc chó, hồ đào, hạnh nhân); đồ uống (trà, cà phê, …).
Bên cạnh đó, nước ion kiềm giàu hydro có thể giúp cân bằng độ PH, với đặc tính chống oxy hóa cao, nhờ tính kiềm mạnh hỗ trợ chống lại các gốc tự do trong cơ thể đồng thời nước sau khi lọc qua máy lọc nước ion kiềm được điện phân thành các phân tử khí hydro (H2) cung cấp điện tử cho các gốc tự do dạng hydroxyl (OH) là chất đang thiếu điện tử. Như vậy, nước sẽ giúp trung hoà và vô hiệu hoá các gốc tự do trước khi chúng phá hoại các tế bào và ADN. Vì vậy, việc sử dụng nước ion kiềm hàng ngày cũng là một cách làm chậm quá trình oxy hóa, duy trì sự cân bằng trong cơ thể, bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy oxy hóa là một trong quá trình tất yếu của hoạt động tự nhiên. Vì vậy, để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mất cân bằng oxy hóa và các tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, chúng ta cần chú ý bổ sung cho cơ thể nhiều hơn rau củ quả tươi, xanh hàng ngày. Rau củ quả là một kho chứa đầy chất dinh dưỡng, vitamin khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đồng thời, rèn luyện một thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung nước ion kiềm và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ môi trường.