Loại nước nào mới thực sự tốt cho cơ thể?

Chúng ta đều biết nước chiếm 70% tới 80% trọng lượng cơ thể người và là thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa, trao đổi chất. Một người bình thường cần tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Tùy vào thể trạng mỗi người, hoạt động thể chất cá nhân và thời tiết, nhu cầu về nước cho cơ thể có thể tăng lên. Tuy nhiên, bổ sung đủ nước thôi chưa đủ, chúng ta còn cần quan tâm tới loại nước nào tốt cho cơ thể nữa.

Nước từ rau xanh

Ăn rau xanh hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, phòng ngừa ung thư, giảm cholesterol và hạn chế các vấn đề về tim mạch mà còn hỗ trợ bổ sung nước cho cơ thể.

Tuy không nhiều, nhưng các loại rau xanh chúng ta ăn hàng ngày vẫn chứa một hàm lượng nước nhất định, đặc biệt trong các loại rau như cần tây, bầu, bí, bông cải, cải xoăn, mồng tơi, rau diếp, rau chân vịt… có hơn 80% là nước.

Rau xanh có thể chế biến theo nhiều cách như luộc, xào, nấu canh… nhưng để giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng và bổ sung được nhiều nhất lượng nước từ loại thực phẩm này thì cách tốt nhất là nên ăn trực tiếp hoặc sử dụng nước ép rau.

Nước từ trái cây

Hoa quả không chỉ là nguồn bổ sung vitamin và chất xơ dồi dào mà còn chứa một lượng nước tương đối lớn, đặc biệt với những loại trái cây như dưa hấu, dưa lưới, cam, bưởi… Chính vì vậy, ăn hoa quả hoặc dùng nước ép trái cây, sinh tố là một cách bổ sung nước rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, ta cần lưu ý lựa chọn nguồn hoa quả sạch để tránh ngộ độc. Những người mắc các chứng bệnh như đái tháo đường hoặc thừa cân, béo phì nên chú ý tránh một số loại hoa quả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn… vì chứa hàm lượng đường cao, không tốt cho quá trình chữa bệnh.

Nước từ sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa không chỉ chứa protein, canxi, vitamin, khoáng chất… mà còn là nguồn bổ sung nước rất tốt cho cơ thể.

Thời điểm uống sữa tốt nhất cho sức khỏe là 30 phút trước bữa ăn vì nó giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn một cách hiệu quả.

Ngoài sữa từ động vật, các loại sữa từ hạt như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân… cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và góp phần bổ sung nước cho cơ thể.

Nước máy đã qua xử lý

Tuy chúng ta có thể bổ sung nước qua nhiều nguồn như: hoa quả, thực phẩm… nhưng uống nước mới là lựa chọn tốt nhất.

Chúng ta có thể sử dụng các loại nước đã được lọc sạch như nước tinh khiết, nước khoáng nhưng tốt hơn cả là nước ion kiềm.

Nước ion kiềm (hay còn gọi là nước điện giải ion kiềm, tên tiếng Anh là Alkaline Ionzed Water) đang là loại nước uống được ưa chuộng hiện nay bởi những lợi ích của nó mang lại cho sức khỏe.

Thông thường, các tế bào khi bị oxy hóa, già và chết đi tạo ra nhiều gốc tự do có tính axit. Nước ion kiềm là loại nước được tạo ra trong quá trình lọc và điện giải, có tác dụng giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh, chống lão hóa, làm giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh phổi, gout, tăng huyết áp, dạ dày và các bệnh đại tiểu tiện (táo bón, tiêu chảy)…

Không những thế, nước ion kiềm còn chứa một thành phần quan trọng là chất điện giải – chất có rất ít trong nước uống thông thường (kể cả nước tự nhiên hay nước tinh khiết). Các chất điện giải rất cần thiết với cơ thể, đặc biệt là với các thế bào thần kinh, tim và cơ vì chúng bổ sung dưỡng chất cho các cơ quan này hoạt động. Khi chúng ta vận động, các chất điện giải sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu tiện và mồ hôi, nên để duy trì sự cân bằng cho cơ thể cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất này, đặc biệt với những người tập thể thao hoặc làm việc nặng nhọc.

Dùng nước ion kiềm trong pha chế hay nấu ăn cũng giúp được thực phẩm, đồ uống giữ được tối đa hương vị tự nhiên và các chất dinh dưỡng.

Kết luận

Để bổ sung đầy đủ nước cho các hoạt động của cơ thể, chúng ta có thể lấy từ nhiều nguồn cấp nước như thực phẩm, rau quả… nhưng bổ sung nước trực tiếp vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất và nhanh nhất. Và ngoài việc giải khát, để cơ thể luôn khỏe mạnh và trẻ trung, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các loại nước uống có chứa ion kiềm và giàu các chất điện giải.